www.esuhai.com
scroll top
Bạn nản chí vì rớt phỏng vấn, xem ngay “kỷ lục gia” 20 lần rớt phỏng vấn đi Nhật này nhé!!!

21/01/2019
992
Chỉ sau 2,5 năm làm việc tại Nhật, Kỹ sư Hà Ngọc Bách – Cựu học viên lớp KS5 tại KaizenYoshidaSchool đã trở về Việt Nam làm việc với vai trò chủ chốt tại chi nhánh công ty Nhật Bản tại Đà Nẵng. Nhìn lại thành tựu hiện tại của Ngọc Bách, ít ai biết rằng anh đã phải trải qua đến 20 lần phỏng vấn mới đạt được ước mơ Nhật Bản của chính mình.

Nhật Bản chưa từng nằm trong kế hoạch

Đến thăm Esuhai và giao lưu cùng các học viên tại KaizenYoshidaSchool, Hà Ngọc Bách kể về những trải nghiệm quý giá của bản thân tại đất nước mặt trời mọc. Không như những chàng sinh viên kỹ thuật mơ về Nhật Bản bởi những công nghệ tiên tiến, riêng anh khi còn trên ghế giảng đường chưa từng nghĩ đến việc sẽ chọn Nhật là điểm đến cho việc học tập và làm việc của mình. Nhưng khi Esuhai đem hội thảo việc làm Nhật Bản đến với trường Bách khoa Đà Nẵng cũng là lúc chữ “Duyên” của Ngọc Bách với Nhật Bản đã được viết lên một cách rõ ràng.


thuc-tap-sinh-nhat-ban-esuhai-kaizen-1

Hà Ngọc Bách giao lưu cùng các bạn Kỹ sư KS15 tại KaizenYoshidaSchool 

“Trong những năm học tại trường, mình chưa bao giờ nghĩ rằng sẽ chọn Nhật Bản, thậm chí là chưa được định hướng tương lai. Khi gặp Esuhai tại Đà Nẵng, Bách nhận ra là mình chưa đủ kiến thức và mong muốn được học nhiều hơn nữa. Đặc biệt, Nhật Bản là đất nước khá gần gũi với Việt Nam nên Bách quyết định chọn đây là điểm đến để bản thân được học hỏi”, anh chia sẻ.

“Nản chí không đồng nghĩa với bỏ cuộc!"

Khi được Esuhai hỏi về sự khác biệt của bản thân sau thời gian làm việc tại Nhật Bản, anh bộc bạch: “Trước đây mình đã từng nghĩ bản thân tốt nghiệp đại học thì rất oai. Nhưng thực chất, bằng cấp chỉ là một điều kiện cần! Bởi, có những việc mà người có bằng cấp lại không thể làm được mà những người không có bằng lại có thể làm tốt hơn, giỏi hơn”.

Nhớ về thời gian là học viên tại Esuhai, anh đã từng nghĩ với trình độ cử nhân thì việc học và phỏng vấn sẽ không là vấn đề. Nhưng bây giờ khi nhắc lại, Ngọc Bách cũng còn “tâm đắc” với 20 lần phỏng vấn cùng hơn 15 tháng học tập tại KaizenYoshidaSchool của mình.

ky-su-làm-viec-tai-nhat-ban-esuhai-kaizen-1

“Đã có lúc mình từng rất nản chí, nản rất nhiều! Nhưng điều đó không có nghĩa là sẽ bỏ cuộc”, anh nhấn mạnh.

Chính vì có sự quyết tâm, kiên trì đó mà trước khi sang Nhật, Ngọc Bách đã có trình độ tiếng Nhật N2, anh có nhiều thời gian tập trung cho việc học hỏi chuyên môn và thích ứng nhanh hơn với cuộc sống mới. 

Anh chia sẻ, người trẻ thường có tâm lý sợ sai nhưng bản thân anh thấy rằng hãy cứ sai để biết khắc phục nhưng đừng lặp lại lỗi sai quá ba lần. Cần tìm ra nguyên nhân khi gặp phải vấn đề nào đó, sau đó báo cáo với cấp trên để tìm cách giải quyết hoặc đưa ra cách riêng của bản thân mình.

Đi để trở về, không thể trở về “tay không”

Chia sẻ về công việc hiện tại ở Việt Nam, trong giọng của chàng kỹ sư trẻ Ngọc Bách xen lẫn chút tự hào: “Bản thân mình quan niệm đã đi phải trở về và khi về sẽ phải mang gì đó. Bạn hãy tạo niềm tin cho người Nhật bằng cách cố gắng hết mình. Đặc biệt phải kiên trì và bản thân phải đề cao sự tự học vì mỗi người có một phương pháp học riêng, phải tự học mới biết chỗ nào chưa hiểu và đi hỏi người khác, từ đó mới phát triển chuyên môn tốt hơn”.

Có lẽ qua sự thể hiện của mình mà Ngọc Bách đã khiến giám đốc công ty đánh giá cao người Việt Nam nói chung và để tâm đến sự “gợi ý” về việc mở chi nhánh tại Đà Nẵng – Việt Nam. Mặc dù ban đầu còn gặp khá nhiều khó khăn, nhưng Ngọc Bách tự nhủ dù có khó cỡ nào cũng sẽ bám đuổi mục tiêu đến cùng. Với công việc hiện tại, anh đặt ra mục tiêu dài hạn 5 – 10 năm để xây dựng nên một nguồn nhân lực chất lượng cao để mở rộng quy mô công ty. Trong đó, anh hướng trọng tâm đến việc tạo điều kiện, khuyến khích những nhân viên của mình sang Nhật để học tập và nâng cao trình độ nhằm phát triển công ty nói riêng và Việt Nam nói chung.

Bên cạnh đó, Ngọc Bách khẳng định tầm quan trọng của việc trang bị tiếng Nhật: “Rào cản ngôn ngữ luôn là yếu tố mà các bạn lo ngại. Cách khắc phục tốt nhất là đọc mỗi ngày, nói bất cứ khi nào có cơ hội. Ở Nhật bạn hãy cố gắng tham gia các trung tâm tiếng Nhật khi có thời gian rỗi. Còn trong công việc thì tranh thủ những giờ giải lao để nói chuyện với đồng nghiệp, ban đầu là những câu chuyện về cuộc sống để quen với cách nói, cách phát âm và sau đó sẽ mạnh dạn hơn trong giao tiếp”.

Với “thành tích” 15 tháng học tập tại KaizenYoshidaSchool, Ngọc Bách tự đúc kết rằng chính nhờ thời gian “ủ mình” lâu mà anh có cơ hội tích lũy được rất nhiều thứ, đặc biệt là ngôn ngữ, nhờ vậy mà anh có nhiều thời gian học tập chuyên môn hơn khi sang Nhật. Anh tâm đắc: “Thời gian ở Esuhai thực sự rất tuyệt vời, cho mình rất nhiều thứ. Trong đó, những buổi Oden đầy tâm huyết, thực tế và chân thành của Giám đốc Lê Long Sơn và thầy Satomura đã làm thay đổi suy nghĩ trong con người của mình”.

Kết thúc những câu chuyện với nụ cười “tỏa nắng”, Hà Ngọc Bách để lại ấn tượng là một chàng trai “không cao nhưng ai cũng phải ngước nhìn”.

Cám ơn những chia sẻ quý giá của anh và chúc anh sẽ thật nhiều sức khỏe để vươn tới những mục tiêu to lớn hơn trong tương lai của mình./. 

Ng.Di


các tin khác